Báo giá sửa chữa cổng tự động tại nhà

RUBIC Automatic chuyên phân phối, lắp đặt các thiết bị cửa tự độngcổng tự động. Chuyên mua bán phụ kiện cổng tự động và sửa chữa cổng tự động. Các thiết bị nhập khẩu: Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… chính hãng, đầy đủ CO/CQ.

Các lỗi thường gặp và cách sửa chữa cổng tự động tại nhà:

Cổng tự động bị lỗi không hoạt động

Đây là một trong số những lỗi khá phổ biến khi sửa chữa cổng tự động. Động cơ bỗng nhiên không hoạt động khiến nhiều khách hàng lo lắng. Có khá nhiều trường hợp xảy ra dẫn đến lỗi này. Ví dụ như động cơ bị mất kết nối điện, remote hết pin hay tệ nhất là motor cổng bị hỏng hóc về các vấn kỹ thuật…

Để sửa chữa cổng tự động bạn cần kiểm tra lại nguồn điện, cầu chì để xem các thiết bị này có còn hoạt động bình thường, ổn định hay không? Kiểm tra remote điều khiển từ xa xem có còn pin không? Nếu sau khi kiểm tra các trường hợp trên vẫn đảm bảo bình thường thì khả năng lớn là động cơ cổng của bạn đã bị lỗi. Lúc này, bạn không nên tự mình sửa chữa motor cổng tự động để tránh trường hợp từ lỗi nhẹ thành hư hỏng nặng. Hãy liên hệ ngay với đơn vị chuyên nghiệp chuyên sửa chữa motor cổng tự động đếm kiểm tra và báo cho bạn biết phương án xử lý: Sửa chữa motor cổng tự động hay phải thay mới motor cổng tự động..

Khi đóng mở cổng tự động gặp tình trạng giật cánh hoặc kẹt cánh:

Đây là lỗi thường gặp phải trong việc sửa chữa cổng tự động cho khách hàng. Tình trạng cửa bị kẹt hoặc giật như thế này thường là do ray dẫn bị kẹt đất đá trong quá trình sử dụng (nếu ray dẫn đặt ở dưới đất), hoặc là do đường ray của bạn đã bị mòn. Hoặc cũng có thể do có vật cản vướng trên hành trình di chuyển của cổng dẫn đến cản trở quá trình chuyển động của cả hệ thống.

Bạn nên kiểm tra lại phần đường ray của cổng xem có đoạn nào bị ăn mòn hay không. Nếu có, hãy nhờ dịch vụ sửa chữa cổng tự động đến xem xét để sớm giải quyết tình trạng trên. Bạn cũng nên vệ sinh khu vực đường ray, hành trình chuyển động của hệ thống thường xuyên. Nhất là sau những trận mưa lớn, cần xịt nhớt bôi trơn các phần cối lề cổng để tránh rỉ sét và tránh để cát, bụi hay đá đọng lại trên hành trình làm cản trở việc di chuyển của các bộ cửa cổng.

Cổng bị mất chức năng đóng hoặc mở tự động

Khi người hay xe cộ đến gần khu vực cửa cổng, chúng không tự động mở khi có vật cản. Hoặc bấm đóng cổng nhưng cổng không đóng. Đây là lỗi do hệ thống cảm biến của cửa cổng.

Để xử lý lỗi này bạn cần kiểm tra khu vực gắn bộ cảm biến có bị công trùng xâm nhập hay rêu, nấm mốc sản sinh làm cản trở tầm quan sát của mắt thần hay không?

Việc vệ sinh bụi bẩn cho động cơ cổng tự động và phụ kiện cổng tự động cũng sẽ giúp hệ thống vận hành nhanh nhạy và kéo dài tuổi thọ hơn. Chỉ trong trường hợp bộ phận cảm biến bị hư nặng, bạn mới cần phải thay thế cảm biến mới, hoặc nếu không cần thiết bạn chỉ cần sửa chữa cổng tự động và có thể bỏ qua tính năng này.

Motor cổng tự động gồm có những gì?

Một bộ motor cổng tự động (dùng cho cổng mở cánh hoặc cổng trượt) sẽ bao gồm các thành phần chính sau đây:

1. Động cơ (motor):

  1. Motor cổng trượt: dùng cho cổng trượt ngang.
  2. Motor cổng tay đòn hoặc motor bản lề âm sàn: dùng cho cổng mở cánh.
  3. Có thể là loại điện 220V hoặc 24V (loại 24V thường an toàn hơn và dùng được với pin dự phòng).

2. Tủ điều khiển (Control Panel):

  1. Trung tâm xử lý tín hiệu điều khiển motor.
  2. Có thể lập trình các chế độ hoạt động: tự đóng, mở một cánh, dừng khẩn, v.v.

3. Remote điều khiển từ xa:

  1. Thường đi kèm 2 cái.
  2. Dùng để mở/đóng cổng từ xa.

4. Cảm biến an toàn (Photocell sensor):

  1. Cảm biến hồng ngoại phát hiện vật cản.
  2. Giúp cổng dừng hoặc đảo chiều khi có người/vật cản ngang.

5. Đèn báo hiệu (Warning light):

  1. Đèn nháy khi cổng đang hoạt động.
  2. Tăng độ an toàn.

6. Bộ cơ khí đi kèm:

  1. Giá đỡ, tay đòn, bánh răng, ray (với cổng trượt).
  2. Chốt khóa, tay liên kết, bản lề (với cổng mở).

7. Phụ kiện tùy chọn khác:

  1. Pin dự phòng (Battery backup): phòng khi mất điện.
  2. Cảm biến từ, điều khiển qua app, kết nối smarthome…

Sửa chữa motor cổng tự động gồm những phần nào?

Việc sửa chữa cổng tự động sẽ phụ thuộc vào loại sự cố, nhưng nhìn chung sẽ bao gồm một số hạng mục sau:

1. Kiểm tra và khắc phục sự cố điện khi sửa chữa motor cổng tự động:

  1. Kiểm tra nguồn điện vào (220V hoặc 24V), cầu chì, aptomat.
  2. Kiểm tra board mạch điều khiển, tụ điện, dây dẫn bị đứt/cháy.
  3. Sửa chữa hoặc thay thế tủ điều khiển nếu bị lỗi.

2. Sửa chữa hoặc thay thế motor:

  1. Motor bị yếu, không chạy, hoặc chạy nhưng không đủ lực.
  2. Bị kẹt cơ khí, motor quay nhưng không kéo được cánh.
  3. Cháy cuộn dây hoặc mòn chổi than (nếu là motor chổi than).
  4. Thay vòng bi, bôi trơn trục, kiểm tra hộp số.

3. Xử lý cảm biến và phụ kiện điều khiển:

  1. Photocell không hoạt động, nhận sai tín hiệu, bị bụi bẩn che mắt cảm biến.
  2. Remote bị lỗi, không điều khiển được.
  3. Anten bị gãy hoặc mất kết nối.
  4. Đèn cảnh báo không sáng hoặc chớp sai chế độ.

4. Canh chỉnh cơ khí – cơ cấu đóng mở:

  1. Lệch hành trình, cánh cổng đóng không khít hoặc mở không hết.
  2. Ray trượt bị cong, bánh răng ăn không khớp (với cổng trượt).
  3. Tay đòn bị cong/vênh hoặc bản lề rơ (với cổng mở).
  4. Cập nhật hành trình (limit switch, encoder nếu có).

5. Cập nhật hoặc reset hệ thống điều khiển:

  1. Lập trình lại remote, reset tủ điều khiển.
  2. Thiết lập lại chế độ mở một cánh / mở toàn phần.
  3. Nạp lại chương trình điều khiển nếu lỗi phần mềm.

Quý khách cần tư vấn báo giá sửa chữa motor cổng tự động, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0906.039.838 hoặc website: https://thietbicuatudong.com/ để được tư vấn miễn phí 24/7.

Chúng tôi phân phối, lắp đặt và sửa chữa các loại động cơ cổng nhập khẩu:

  1. Motor âm sàn: BFT ELI, DEA GHOST 100, DEA GHOST 200, RUSTER, POWERTECH PU350
  2. Motor tay đòn Đài Loan PW320
  3. Motor tay đòn nhập khẩu Ý: BFT Phobos, DEA Sting,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *